Có thể bạn chưa biết phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới gấp nhiều lần. Sau 50 tuổi, tại Việt Nam có tới hơn 66 triệu phụ nữ mắc bệnh lý này. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh sản, tiền mãn kinh, mãn kinh. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương?
Ai cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh loãng xương này. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc cao hơn:
- Những người sinh ra trong gia đình đã có tiền sử người mắc căn bệnh này.
- Tuổi càng cao càng dễ bị loãng xương.
- Nữ giới có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới. Mật độ xương của nam giới thông thường sẽ giảm khoảng 0,4% mỗi năm. Trong khi phụ nữ mật độ xương thường giảm 0,7 đến 1% khi chỉ mới bước qua tuổi 30. Con số này tăng gấp 3 khi bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Những người có vóc dáng nhỏ bé, nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Những người lười vận động.
- Người có chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D và K
- Người mắc bệnh hoặc có tiền sử tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường… Việc sử dụng các thuốc đặc trị cho các bệnh này cũng gây tác dụng làm giảm mật độ xương cũng như khả năng hấp thụ canxi trong xương.
Đọc thêm: Tại sao nữ giới dễ gặp tình trạng loãng xương hơn nam giới
Hậu quả của bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khó lường đối với sức khỏe của bạn:
- Biến dạng cột sống: đây là hậu quả có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. Đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta lại thường thấy rất nhiều người bị còng lưng. Thậm chí còn gây ra gù vẹo cột sống. Nếu gặp ở ngực sẽ gây biến dạng lồng ngực và khó thở.
- Giảm khả năng vận động ở người bệnh.
- Gãy xương, nứt xương: Đây là 1 biến chứng nguy hiểm hàng đầu mà loãng xương gây ra. Phần lớn người bệnh thường bị gãy xương ở những vị trí như: thân đốt sống, xương đùi, xương cổ tay… Hậu quả của việc gãy xương khá nặng nề có tới 20% người bị tử vong. 50% người sẽ bị dị tật vĩnh viễn gây gánh nặng kinh tế với người bệnh. Đối với những bệnh nhân bị gãy xương hông thì gánh nặng càng trở nên nặng nề hơn. Bởi qua thống kê có tới 30% bệnh nhân bị gãy xương hông phải điều trị dài ngày. Người bệnh gần như phụ thuộc toàn bộ hoạt động sinh hoạt tối thiểu vào người khác. Người bị gãy đốt sống cổ còn để lại hậu quả dị tật vĩnh viễn với con đau dai dẳng kéo dài nhiều năm thậm chí cả đời từ khi bị gãy. Bên cạnh đó việc nằm quá lâu do gãy xương cũng là nguyên nhân dẫn đến 1 số bệnh khác như tắc mạch chi, viêm phổi…
- Biến dạng cột sống: ảnh hưởng tới khả năng hít thở của người bệnh.
- Lún xẹp cột sống: đây cũng là 1 hậu quả do loãng xương mang lại. So với gãy xương thì lún xẹp cột sống không gây ra khả năng tử vong nhưng lại để lại những tàn tật vĩnh viễn cho người mặc phải. Lún xẹp cột sống ảnh hưởng đến chiều cao, khiến bệnh nhân bị gù gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.
Ngoài những ảnh hưởng nặng nề trên thì còn có 1 số ảnh hưởng khác nhưng ở mức nhẹ hơn có thể kể đến như:
- Đau nhức xương khớp đặc biệt là các đầu xương, đau có dấu hiệu tăng dần vào ban đêm khiến người bệnh bứt rứt khó ngủ.
- Đau cột sống, đau sườn. Thực sự thấy đau khiến nhiều người bệnh cảm nhận “chết đi sống lại” mỗi lần xoay người. Cảm giác này sẽ thuyên giảm 1 phần nào đó khi nằm im nghỉ ngơi.
- Hay bị chuột rút, ớn lạnh
Đọc thêm: Bạn có biết estrogen ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp
Cải thiện loãng xương ở phụ nữ như thế nào?
-
Duy trì cân nặng hợp lý cũng là cách điều trị bệnh loãng xương. Các chị em ở độ tuổi mãn kinh thường bị tăng cân, vì vậy hãy duy trì cân nặng tiêu chuẩn cũng là biện pháp giúp điều trị loãng xương.
-
Hạn chế sử dụng các chất có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
-
Tập thể dục cũng là một trong những biện pháp giúp điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp xương khỏe mạnh hơn, sức mạnh cơ bắp được tăng cương.
-
Để phòng ngừa té ngã, ảnh hưởng đến xương, bạn nên thực hiện biện pháp phòng ngừa. Hạn chế đi giày cao gót, nên đi đế thấp để chống trượt ngã, đi chậm để tránh các chướng ngại vật gây té ngã,…
-
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào lúc sáng sớm để hấp thụ ánh nắng, giúp kích thích sản xuất vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
- Bổ sung estrogen
Cải thiện sức khỏe xương khớp với BioQueen Pluss++
Viên uống BioQueen Pluss++ được làm từ sâm tố nữ, soy isoflavone, nanocurcumin, L – cystine, Cholin và các tinh chất quý khác, mang tới tác dụng:
- Tăng cường nội tiết tố nữ
- Cải thiện các triệu chứng sinh lý nữ: Khô âm đạo, giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm
- Giúp tăng tái tạo các tế bào, làm chậm quá trình lão hóa, mờ thâm nám, tàn nhang, giảm mụn trứng cá
- Hỗ trợ, cải thiện vóc dáng thon gọn
- Giảm các triệu chứng khó chịu, bốc hỏa ở thời kỳ mãn kinh, ngăn ngừa loãng xương
- Bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe, giảm hoa mắt, chóng mặt
- Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Có thể bạn quan tâm
Viên nội tiết tố thảo dược Bioqueen pluss++Hỗ trợ bổ huyết, Tăng cường sinh lý nữ, Giúp hạn chế lão hóa, làm đẹp da.
Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc hiệu quả.
Top những thực phẩm “vàng” giúp bôi trơn cô bé hiệu quả
Chứng lãnh cảm? Nguyên nhân gây ra chứng lãnh cảm ở phụ nữ